Kính viễn vọng James Webb đã va phải một tiểu hành tinh, tuy nhiên NASA cho biết nó vẫn đủ điều kiện để hoạt động.
Đài quan sát không gian mới của NASA, James Webb Space Telescope, đã bị một tiểu hành tinh lớn hơn dự kiến va chạm vào cuối tháng 5 và gây ra một số thiệt hại. Điều này khiến nhóm sứ mệnh sẽ phải sửa chữa những tổn thất do “cuộc tấn công” này tạo ra, nhưng NASA nói rằng kính thiên văn “vẫn hoạt động ở mức vượt qua tất cả các yêu cầu của nhiệm vụ.”
James Webb Space Telescope của NASA, hay còn gọi là JWST, là kính viễn vọng không gian thế hệ mới cực kỳ mạnh mẽ của cơ quan này, được thiết kế để quan sát những vùng xa nhất của Vũ trụ và nhìn ngược thời gian về các ngôi sao và thiên hà hình thành ngay sau vụ nổ Big Bang. NASA đã tiêu tốn gần 10 tỷ USD để xây dựng và hơn 2 thập kỷ để hoàn thành. Vào ngày Giáng sinh năm 2021, kính thiên văn cuối cùng cũng được phóng lên vũ trụ, nơi nó trải qua một quá trình mở rộng các chi tiết cực kỳ phức tạp trước khi đến đích cuối cùng cách Trái đất khoảng 1 triệu dặm.
JWST bị va chạm với vi tiểu hành tinh có độ lớn ngoài dự kiến.
Kể từ khi đi vào hoạt động, JWST đã bị tấn công bởi ít nhất 4 vi tiểu hành tinh khác nhau, theo một bài đăng trên blog của NASA, nhưng tất cả chúng đều nhỏ và có kích thước đúng với những gì NASA dự tính. Một vi tiểu hành tinh thường là một mảnh nhỏ của tiểu hành tinh, thường nhỏ hơn một hạt cát. Tuy nhiên, đợt va chạm JWST vào tháng 5 lớn hơn những gì cơ quan đã dự đoán, mặc dù NASA không nêu rõ kích cỡ chính xác của vi tiểu hành tinh. NASA thừa nhận rằng vụ va chạm xảy ra từ ngày 23 – 25/5, đã gây ra “hiệu ứng có thể phát hiện được trong dữ liệu” và các kỹ sư đang tiếp tục phân tích ảnh hưởng của vụ va chạm.
NASA từng dự kiến JWST sẽ bị va chạm bởi các hạt không gian cực nhỏ trong suốt thời gian hoạt động của nó; các hạt đá không gian di chuyển nhanh chỉ là những thứ không thể tránh khỏi của môi trường không gian. Trên thực tế, NASA đã thiết kế những tấm gương tráng vàng để chống lại những cú va chạm theo thời gian. Cơ quan vũ trụ cũng đã thực hiện kết hợp giữa mô phỏng và thử nghiệm mặt đất với các mẫu gương để xác định cách gia cố tốt nhất nhằm chịu được các tác động của vi tiểu hành tinh. Tuy nhiên, NASA nói rằng các mô hình mà họ từng sử dụng trong các lần mô phỏng không có tiểu hành tinh lớn như đợt va chạm vào tháng 5 và nó “vượt quá những gì nhóm có thể đã thử nghiệm trên mặt đất.”
Điều này không quá bất ngờ. “Chúng tôi luôn biết rằng Webb sẽ phải chống chọi với môi trường không gian, gồm ánh sáng cực tím khắc nghiệt và các hạt tích điện từ Mặt trời, các tia vũ trụ từ các nguồn kỳ lạ trong thiên hà và các cuộc tấn công không thường xuyên của các vi hạt trong hệ mặt trời,” Paul Geithner, Phó giám đốc kỹ thuật dự án tại Trung tâm chuyến bay không gian Goddard của NASA, cho biết trong một tuyên bố.
Các kỹ sư cũng có khả năng điều động gương và dụng cụ của JWST tránh xa những trận mưa mảnh vỡ không gian, nếu NASA có thể nhìn thấy chúng đang đến. Nhưng vấn đề là tiểu hành tinh này không phải là một phần của một trận mưa mảnh vỡ, vì vậy NASA coi đây là một “sự kiện may rủi khó tránh khỏi”. Cơ quan đang thành lập một nhóm kỹ sư để tìm ra những cách có khả năng tránh hoặc giảm bớt ảnh hưởng của các cuộc va chạm tương tự. Và vì JWST rất nhạy, nên kính thiên văn cũng sẽ giúp NASA hiểu rõ hơn về số lượng micrometeoroid có trong môi trường không gian sâu.
Dù bị ảnh hưởng, nhưng NASA vẫn lạc quan về tương lai của JWST. Các kỹ sư cũng có thể điều chỉnh gương bị tác động để giúp loại bỏ sự biến dạng dữ liệu. Nhóm làm nhiệm vụ đã làm được điều này rồi và sẽ tiếp tục nghiên cứu chiếc gương theo thời gian để đạt được kết quả tốt nhất. Đó là một quá trình sẽ diễn ra trong suốt 5 đến 10 năm theo kế hoạch của JWST, khi các quan sát mới được thực hiện và các sự kiện diễn ra. Đồng thời, NASA cảnh báo rằng các kỹ sư sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn tác động của vụ tấn công.
Nguồn: http://danviet.vn/kinh-vien-vong-khong-gian-cua-nasa-bi-tan-cong-ngoai-khong-gian-50202210610562…