Các nhà khoa học dự báo chỉ trong vài ngày tới, mảnh thân tên lửa từ vụ phóng hai mô-đun của trạm vũ trụ Thiên Cung sẽ rơi ngược trở lại Trái Đất.
Theo tờ Space, trạm vũ trụ Thiên Cung đã được phóng bằng tên lửa Trường Chinh 5B (Long March 5B) của Trung Quốc và như các lần sử dụng tên lử này trước đó, Trung Quốc đã không thực hiện việc cài đặt rơi có kiểm soát với phần thân giữa của tên lửa.
Thông thường sau một vụ phóng tàu vũ trụ hay thiết bị không gian khác bằng tên lửa, một phần của thân tên lửa phóng sẽ rơi ngược lại Trái Đất. NASA từng giải thích rằng mọi mảnh thân tên lửa mà họ sử dụng đều được lập trình để lao xuống biển khi rơi ngược.
Một vụ phóng tên lửa Trường Chinh 5B – Ảnh: AP
Đó là một chức năng mà Trường Chinh 5B đã không được cài đặt. Ông Ted Muelhaupt, nhà tư vấn từ Văn phòng kỹ sư trưởng Tập đoàn Hàng không vũ trụ – một tập đoàn phi lợi nhuận của Mỹ điều hành một trung tâm nghiên cứu và phát triển do chính quyền liên bang tài trợ – cho biết sự cố rác không gian đang khiến 88% dân số thế giới gặp rủi ro.
Mảnh thân tên lửa ước chừng tận 23 tấn, có nguồn gốc từ vụ phóng 2 mô-đun của trạm vũ trụ Thiên Cung mà Trung Quốc đang xây dựng ngoài không gian.
Tất nhiên khối rác này sẽ cháy bớt và vỡ nhỏ trước khi hạ cánh, tuy nhiên nguy cơ tác động trực tiếp đến con người là có thực.
Một mảnh “rác tên lửa” như thế vào đầu năm nay đã ném nhiều mảnh vỡ trải trên nhiều vùng ở châu Á nhưng may mắn toàn rơi vào các khu vực vắng vẻ.
Theo tiến sĩ Muelhaupt, rủi ro bị trúng mảnh tên lửa của một người là 6/1 ngàn tỉ, vẫn là xác suất nhỏ.
Nguồn: https://nld.com.vn/khoa-hoc/them-manh-ten-lua-23-tan-roi-xuong-trai-dat-20221103111039031.htm